Saturday, May 22, 2021

Những suy nghĩ về chiến lược phát triển ngành xuất bản

Ông Nguyễn Cảnh Bình - Chủ tịch Alpha Books có những suy nghĩ và trao đổi về ý tưởng quan điểm của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.

Tôi rất tán thành, ủng hộ tầm nhìn, nguyên tắc về việc tìm kiếm các giải pháp phát triển ngành xuất bản được Bộ trưởng Bộ TT& TT đưa ra. Những vấn đề đó rất thích hợp với bối cảnh Việt Nam hiện nay: Chúng ta (chúng ta ở đây được hiểu là cả những người trong ngành và các cơ quan quản lý nhà nước) cần tận dụng quá trình chuyển đổi số và cách mạng công nghệ 4.0 cho ngành xuất bản nhanh hơn, nhiều hơn và rộng khắp hơn nữa.

Những suy nghĩ về chiến lược phát triển ngành xuất bản
Ông Nguyễn Cảnh Bình - Chủ tịch Alpha Books.

Tôi nghĩ, xuất bản nếu chỉ hiểu theo nghĩa hẹp thì đó là sản phẩm được xuất bản dưới dạng sách giấy bởi các nhà xuất bản, công ty sách tuân theo các quy định của luật xuất bản và các quy định khác trong ngành. Sản phẩm của nền xuất bản “hẹp” là sách, và có thể có thêm vài sản phẩm phái sinh như ebook, sách nói.

Nhưng tôi nghĩ chúng ta nên định nghĩa lại ngành xuất bản theo phạm vi rộng hơn: Xuất bản là mọi hoạt động của con người nhằm lưu trữ/phổ biến/lan tỏa tri thức/kiến thức của con người ra ngoài xã hội. Nếu theo định nghĩa này thì nhiều không gian mới được mở ra cho ngành xuất bản ví dụ như: YouTube, amazon, facebook… và vì thế sản phẩm của nền xuất bản “mới” bao trùm nhiều hình thức thể hiện hơn là sách giấy.

Thực tế, sự tiến hóa của sách, được phát triển qua nhiều thời kỳ đi cùng với văn minh loài người và sự phát triển của khoa học, công nghệ. Tôi tạm đặt tên để dễ hiểu như sau:

Sách 0.0: Viết, khắc chữ trên thẻ tre, da lừa

Sách 1.0: Viết trên giấy dó

Sách 2.0: Chữ in trên giấy

Sách 3.0: In trên “màn hình” (ebooks)

Sách 4.0: Những tri thức thể hiện ở dạng âm thanh hình ảnh…

Nhờ công nghệ, ngày nay sách hiện đại đã trở nên đa dạng, có nhiều hình thức đáp ứng các nhu cầu khác nhau của con người: Sách giấy; Sách điện tử (Ebook); Tóm tắt sách (khoảng 15-30 trang tóm lược nội dung cơ bản); Sách nói (audio books); Video/Sketch Notes… để trình bày tri thức cho con người dễ hiểu/đơn giản/dễ nhớ.

Thách thức đặt ra hiện nay là cần tìm kiếm và phát triển ứng dụng công nghệ, tiến bộ KHKT, ứng dụng nào cho nhà xuất bản, tác giả… để việc xuất bản trở nên nhanh chóng, hiệu quả, trong đó có mục tiêu rút ngắn quá trình xuất bản, đẩy nhanh việc chuyển đổi một sản phẩm từ sách thông thường trở thành các dạng sản phẩm khác nhau, đáp ứng nhu cầu của các đối tượng độc giả khác nhau giống như vấn đề đã được Bộ trưởng Bộ TT & TT đưa ra. Điều này tương tự như việc viết tay/đánh máy khi xưa được thay thế bằng ứng dụng Winword giúp tốc độ viết của con người tăng rất nhiều...

Để làm được việc này những người làm trong ngành xuất bản bao gồm quản lý nhà nước và doanh nghiệp cần xây dựng tư duy “kiến tạo tri thức” phù hợp bao gồm: Tư duy văn hóa, tri thức; Tư duy số và những ứng dụng hiện đại; Tư duy “kiến tạo”: là việc hình thành những không gian/hệ sinh thái cho việc phát triển tri thức. Nuôi dưỡng môi trường tri thức (nhà sách, thư viện, các giải thưởng, các sự kiện/hội thảo…) là cách thức nuôi dưỡng và phát triển tác giả, tác phẩm nói riêng và ngành sách nói chung. Cục Xuất bản cần chuyển dịch từ vai trò thiên về giám sát/kiểm soát (trùng với công việc của Ban Tư tưởng/Ban tuyên giáo) sang Cục Xuất bản có tư duy “kiến tạo”: kiến tạo không gian mới cho ngành xuất bản, kiến tạo các cơ chế mới cho các đơn vị/tác giả/cá nhân…

Cục xuất bản cần xây dựng cơ chế mới, tăng cường sử dụng công nghệ hiện đại cho quá trình quản lý hoạt động xuất bản như: Quy định/luật pháp cần có những bước tiến lớn mạnh sau gần 20 năm có Luật xuất bản mới (2004) để tạo hành lang pháp lý cho sự hình thành và phát triển của các tập đoàn/các doanh nghiệp lớn trong ngành. Có thể ban đầu là hình thành các liên minh/đối tác chiến lược giữa tư nhân & nhà nước… ; Sử dụng công nghệ & các ứng dụng kiểm duyệt, cấp phép tự động, hiện đại để tốc độ xử lý nhanh hơn và chi phí thấp hơn… ; Sáng tạo và phát triển những thang đo về chỉ số “tri thức” như các chỉ số năng lực cạnh tranh để đánh giá các địa phương, từ đó thúc đẩy các hoạt động xuất bản & tri thức.

Tôi nghĩ, để ngành xuất bản phát triển qua đó đóng góp cho sự phát triển của văn hóa đọc và nền dân trí cần có đề án phát triển một vài NXB lớn theo hướng hình thành vài tập đoàn xuất bản, tức là những đơn vị bao gồm nhiều công ty/doanh nghiệp như tạp chí, báo điện tử, kênh truyền hình, nhà xuất bản, chuỗi phân phối… để thực thi những chương trình/dự án lớn cho ngành và cho quốc gia. Đây chính là con đường mà nhiều quốc gia phát triển trên thế giới đã đi qua. Quá trình hình thành các tập đoàn xuất bản trong 20 năm qua tại Mỹ đầu tiên là Big6 (6 NXB lớn nhất..) rồi thành Big4 và có vẻ như sẽ hình thành Big2 trong những năm tới.

Nguyễn Cảnh Bình -  Chủ tịch Alpha Books 

Đưa xu thế thời đại vào ngành sách

Đưa xu thế thời đại vào ngành sách

Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng với ngành xuất bản, về chiến lược phát triển trong 5 năm tới.

0 nhận xét:

Post a Comment

 

Trung Tam Day Nghe Toc | Day Nghe Toc Gia Re | Hoc Cat Toc Ha Noi | Day Cat Toc Gia Re | Hoc Cat Toc | Hoc Cat Toc Co Ban | Hoc Vien Toc | Hoc Vien Toc Ha Noi | Day Cat Toc Nam Ha Noi | Day Cat Toc Nu Ha NoiDay Cat Toc Gia Re | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Tại Hà Nội | Nên Học Cắt Tóc Ở Đâu | Địa Chỉ Dạy Cắt Tóc | Trung Tam Day Nghe Toc Tai Ha Noi | Truong Day Cat Toc Ha Noi | Hoc Cat Toc Nam O Ha NoiHọc Cắt Tóc Ở Hà Nội | Dạy Nghề Uy Tín | Học Nghề Cắt Tóc Ở Đâu | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Uy Tín Hà Nội | Hoc Cat Toc Chi Phi Thap | Day Cat Toc Co Ban Ha Noi