Đạo diễn hình ảnh Nguyễn Phan Linh Đan: Chúng ta quen nhìn Việt Nam qua con mắt đàn ông ~ Học Nghề Cắt Tóc Ở Đâu

Sunday, November 7, 2021

Đạo diễn hình ảnh Nguyễn Phan Linh Đan: Chúng ta quen nhìn Việt Nam qua con mắt đàn ông

Nguyễn Phan Linh Đan sinh năm 1996 trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Ông ngoại cô là nhà phê bình văn học Ngô Thảo, bà nội là dịch giả nổi tiếng Phan Thanh Hảo, bố là đạo diễn phim điện ảnh, chủ nhân của bộ phim ăn khách "Cánh đồng bất tận" - Nguyễn Phan Quang Bình và mẹ cô là chủ của một công ty phát hành phim lớn tại Việt Nam.

Linh Đan tốt nghiệp ngành điện ảnh ở Đại học hàng đầu về điện ảnh tại Mỹ - New York University Tisch School of the Art, Mỹ. Cô gái 25 tuổi trở về Việt Nam với một "gia tài" là các giải thưởng điện ảnh. Bộ phim "Lost" do cô làm đạo diễn hình ảnh (Director Of Photography - DOP) được chọn tham dự LHP Cannes 2016 ở thể loại Góc phim ngắn (Short Film Corner). Năm 2017, tác phẩm "Vô diện" do Linh Đan đồng biên kịch và DOP được trao giải Cánh diều vàng của Hội điện ảnh Việt Nam. Năm 2020, Linh Đan đã khiến cho nhiều người phải trầm trồ trước vẻ đẹp của Đà Lạt trong bộ phim "Bí mật của gió". Những khung hình trau chuốt, tỉ mỉ làm người xem cảm nhận được một Đà Lạt huyền ảo và ma mị.

Hẹn trò chuyện với Linh Đan vào đầu tháng 11, cô gái trẻ bận rộn phải cố gắng mới sắp xếp được. Nhận lời chúc mừng vì dự án "Nếu gỗ có thể khóc, gỗ sẽ khóc ra máu - If Wood Could Cry, It Would Cry Blood" thành công tại Asian Project Market (APM) thuộc Liên hoan phim Busan 2021, Linh Đan chỉ cười nói rằng, cô cũng không ngờ mình lại có vinh hạnh đó. Dự án phim chuyển thể từ tác phẩm "Tấm ván phóng dao" của nhà văn Mạc Can, do Linh Đan làm đạo diễn nhận được Giải thưởng quốc tế ArteKino, trị giá 6.000 Euro. 

Công việc đạo diễn hình ảnh, trên thế giới thống kê có tới 95% là nam giới đảm nhận. Cô gái nhỏ nhắn Linh Đan thường phải bê vác, sử dụng những chiếc máy quay có trọng lượng nặng hơn cả cả thể của mình. Khó khăn là vậy, nhưng Linh Đan vẫn luôn cố gắng để mang hình ảnh Việt Nam, qua đôi mắt người phụ nữ lên màn ảnh.

Cùng Linh Đan chia sẻ với Dân Việt về công việc nữ đạo diễn hình ảnh và hành trình dùng điện ảnh để bộc lộ cảm xúc của cô.

Đạo diễn hình ảnh Nguyễn Phan Linh Đan: Chúng ta quen nhìn Việt Nam qua con mắt đàn ông - Ảnh 1.

Chúc mừng Linh Đan về thành công của "Nếu gỗ có thể khóc, gỗ sẽ khóc ra máu", cảm xúc và tâm thế đón nhận Giải thưởng quốc tế ArteKino của bạn ra sao?

- Giải thưởng này là một động lực lớn, nhưng cũng mang tới một áp lực vô hình dành cho tôi. Vai trò đạo diễn cho phim điện ảnh đối với tôi vẫn là một thử thách mới mẻ. Đạo diễn chính là ước mơ đầu tiên khi bước vào ngành điện ảnh, vì vậy tôi muốn được thử sức. 

Đạo diễn hình ảnh Nguyễn Phan Linh Đan: Chúng ta quen nhìn Việt Nam qua con mắt đàn ông - Ảnh 2.

Được tham gia APM cùng những đạo diễn tài năng khác là một vinh hạnh lớn cho tôi. Lúc tham gia, tôi không nghĩ tới chuyện mình sẽ giành giải thưởng. Thậm chí lúc công bố, tôi còn đang họp công việc, nghĩ rằng sẽ xem kết quả sau. 

Vì vậy lúc nhận được tin chúc mừng, tôi đã rất ngạc nhiên và hạnh phúc.  Đây là phim đầu tay của tôi trong vai trò đạo diễn, giải thưởng này phần nào sẽ đem lại thêm sự tự tin cho tôi để bắt tay vào thực hiện tốt các bộ phim khác.

Bạn có thể chia sẻ thêm về quá trình chuyển thể tác phẩm "Tấm ván phóng dao" của nhà văn Mạc Can thành kịch bản phim?

Tôi đã tìm đọc cuốn sách "Tấm ván phóng dao" để làm nghiên cứu khi còn là sinh viên ngành Làm phim tại Mỹ. Câu chuyện của nhà văn Mạc Can đề cập tới nhiều chủ đề mà tôi quan tâm. 

Tuy khác nhau về bối cảnh sống, nhưng tôi cảm thấy cuốn sách như đang viết ra chính những cảm xúc và tâm tư của mình. Từ văn phong đến nội tâm của nhân vật tôi đều thấy quá đỗi thân thuộc. Sau 2 năm lên ý tưởng, tôi bắt đầu viết kịch bản vào tháng 2/2021.

Điều may mắn là nhà văn Mạc Can và tôi tuy khác thế hệ nhưng đồng cảm và có cách nhìn thế giới quan tương tự nhau, vì vậy cả hai trở nên khá thân thiết. Chúng tôi thường xuyên gặp gỡ, hoặc gọi điện hỏi thăm nhau hàng tuần. Nhà văn chỉ nhắn nhủ tôi rằng, ông muốn câu chuyện được lan tỏa tới khán giả trẻ. Còn lại, ông để "mặc" cho tôi tự do tiếp cận câu chuyện trong cuốn sách. 

Kịch bản điện ảnh "Nếu gỗ có thể khóc, gỗ sẽ khóc ra máu" dựa vào cốt chuyện chính từ tiểu thuyết, nhưng có thêm nhiều chi tiết để hình ảnh hóa những áng văn. Tôi cố gắng thể hiện câu chuyện bằng một hơi thở mới qua điện ảnh. Hy vọng rằng khán giả trẻ sẽ đón nhận và những độc giả của cuốn sách cũng không thất vọng.

Đạo diễn hình ảnh Nguyễn Phan Linh Đan: Chúng ta quen nhìn Việt Nam qua con mắt đàn ông - Ảnh 3.

Vì sao Linh Đan lại chọn trở thành đạo diễn hình ảnh (DP), vị trí hiện tại nam giới đang chiếm đa số?

- Tôi được làm quen với nghệ thuật từ sớm và đam mê nhiều hình thức nghệ thuật khác nhau. Viết văn, nhiếp ảnh, vẽ tranh, điêu khắc... đều khiến tôi thích thú. Tôi theo đuổi điện ảnh vì nhận thấy nó gom lại được những đam mê khác của mình.

Khi học ngành điện ảnh tôi thấy mình rất  hứng thú với việc lên tiếng và kể chuyện thông qua ngôn ngữ cơ thể, ánh sáng và khung hình - khía cạnh im lặng của việc kể chuyện. Có lẽ vì cảm thấy giọng nói của mình không đủ lớn và ngôn ngữ không đủ nhiều để miêu tả những cảm xúc nội tâm. 

Đối với tôi, điện ảnh là ngôn ngữ phổ quát mà chữ cái là ánh sáng và quang học. Hai nguyên liệu được cảm nhận, chia sẻ bởi tất cả mọi người, không phân biệt giai cấp, giới tính và sắc tộc. Cũng giống như tất cả các ngôn ngữ khác, nó chỉ là một góc nhìn mà qua đó người ta sử dụng để biến khả năng cảm thụ thành hiện thực.

Đạo diễn hình ảnh Nguyễn Phan Linh Đan: Chúng ta quen nhìn Việt Nam qua con mắt đàn ông - Ảnh 4.

Thực ra, lúc "đâm đầu" vào nghề đạo diễn hình ảnh rồi tôi mới phát hiện ra ngành này bị thống trị bởi nam giới. Nhưng đó lại trở thành lý do khiến tôi quyết tâm theo đuổi nghề này. 

Tuy gặp nhiều khó khăn bởi môi trường làm việc nhiều đàn ông quá (cười). Tôi cố chấp nên luôn đẩy mình phải cố gắng làm bằng được công việc mình đã lựa chọn. Đặc biệt khi nhiều người nói ngành này không dành cho phụ nữ.

Tôi mong muốn mình là một ví dụ nhỏ để các bạn nữ thấy rằng, nghề này phụ nữ hoàn toàn có thể làm được, thậm chí làm tốt hơn nam giới. Chúng ta đã quá quen với việc nhìn Việt Nam qua con mắt của đàn ông. 

Tôi không nghĩ điều đó là sai nhưng vẫn còn thiếu. Vì thế tôi mong có thể đóng góp thêm chút sức lực có thể để đa dạng hoá góc nhìn đối với Việt Nam và giới thiệu cho khán giả trong nước cũng như quốc tế.     

Đối với bạn thử thách lớn nhất đối với một DP là gì? Đặc biệt là nữ DP?

- Công việc này là một công việc chân tay, tốn nhiều sức lực, dù là đối với đàn ông hay phụ nữ. Ở môi trường Việt Nam, luật lao động cho ngành điện ảnh chưa được rõ ràng, vì vậy công việc rất áp lực.

Có một chuyện nghe khá ngớ ngẩn và buồn cười đối với tôi, dù làm DOP hay là thành viên trong tổ quay phim. Đó là mỗi khi lên phim trường với những đồng nghiệp mới, tôi sẽ nhấc một thứ gì đó cực nặng lên để chứng minh sức lực của mình. Tất nhiên, là phụ nữ nên việc bê vác dụng cụ cũng khó hơn so với đàn ông, một chiếc máy quay thậm chí còn nặng hơn tôi. Bên cạnh đó, những dụng cụ để hỗ trợ cũng chủ yếu được thiết kế cho đàn ông nên không phù hợp với cơ thể phụ nữ.  

Công việc này phân biệt giới tính trong cách vận hành từ xưa tới nay, nhưng việc đó không có nghĩa là phụ nữ không làm được và tôi nghĩ điều này cần phải thay đổi. Tôi thường không muốn nhắc tới sự khác biệt về giới tính, nhưng nếu không nói tới thì thiếu sót, những khó khăn này không chỉ tôi mà cả rất nhiều đồng nghiệp nữ cũng phải trải qua. Để có sự thay đổi thì phải có nhận thức về nó một cách rõ ràng hơn.

Đạo diễn hình ảnh Nguyễn Phan Linh Đan: Chúng ta quen nhìn Việt Nam qua con mắt đàn ông - Ảnh 5.

Lời khuyên của Linh Đan dành cho các bạn nữ muốn làm việc trong vai trò DP?

- Tôi mong sẽ có nhiều bạn nữ theo đuổi công việc DP này hơn. Nếu các bạn có đam mê thì tôi chắc chắn là các bạn sẽ làm được. Dù có khó khăn thế nào, vẫn nên tiếp tục đến khi mình không còn muốn làm nó nữa để không hối hận sau này, đừng để những lời nói của người ngoài ảnh hưởng tới động lực của mình. 

Lúc mới bước vào nghề, tôi có hơi ngây thơ. Tôi nghĩ công việc này không khác biệt khi mình là nữ. Chặng đường sẽ có rất nhiều khó khăn nhưng đó cũng là động lực để thúc đẩy mình làm công việc này tốt hơn. Tôi mong các bạn nữ sẽ cùng hỗ trợ nhau để thay đổi công việc này. Tôi cũng mong có thể hỗ trợ được các bạn nữ khác muốn theo đuổi nghề này. Các bạn có thể tìm tới tôi bất cứ lúc nào nếu cần giúp đỡ.

Dự án nào từ trước tới giờ là khó khăn nhất đối với bạn?

- Những dự án đầu tiên tôi tham gia ở Mỹ là những dự án khó khăn nhất. Vì đó là lúc tôi phải chứng tỏ bản thân nhiều nhất. Ngoài ra, lần đầu tiếp xúc với những khó khăn của công việc này nên cũng hơi bị bất ngờ và chưa biết xử lý nó như thế nào. Khi gặp phải những vấn đề, tôi cảm thấy không công bằng, dẫn tới nhiều lần bị bức xúc trong công việc. Nhưng rồi, dần dà, khi hiểu rõ vấn đề hơn thì tôi tự cảm thấy mình cần kiểm soát và phải tiếp tục nỗ lực để đạt được mục đích của mình. 

Đạo diễn hình ảnh Nguyễn Phan Linh Đan: Chúng ta quen nhìn Việt Nam qua con mắt đàn ông - Ảnh 6.

Bạn thích làm việc ở môi trường điện ảnh Mỹ hay Việt Nam? Ở Việt Nam, bạn có gặp rào cản nào không? Khi làm việc tại Việt Nam, bạn thấy môi trường làm phim tại Việt Nam hiện nay ra sao?

- Tôi thích môi trường điện ảnh bên Mỹ, bởi đã có quá trình phát triển lâu đời nên cách làm việc và luật lao động cũng rõ ràng và ổn định. Nhưng như ở bất cứ đâu, nó cũng đều có những điểm cần phải thay đổi để tốt hơn. 

Tôi nghĩ ở Việt Nam cũng vậy. Ở Việt Nam, về mặt đầu tư làm phim, chưa so sánh được với Mỹ nên các nhà làm phim gặp khó khăn để truyền đạt được câu chuyện như họ mong muốn. Môi trường làm việc ở Việt Nam, cũng như ở Mỹ, còn cần phải thay đổi nhiều. Tôi nghĩ là cộng đồng làm phim của Việt Nam đều mong muốn phát triển nó và tôi muốn ở đây khi chuyện đó xảy ra. 

- Linh Đan có dự định trở về làm việc hoàn toàn tại Việt Nam? Nếu có, bạn sẽ chọn Hà Nội hay HCM?

- Hiện tại vì dịch Covid-19 khá phức tạp nên tôi đang tập trung công việc ở Việt Nam. Khi có dự án ở Mỹ phù hợp, tôi vẫn sẽ nhận bởi mình làm việc tự do, không bị bó buộc ở một nơi duy nhất. Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, gia đình tôi cũng ở ngoài đó nên tôi luôn nghĩ thành phố này là nhà. Nhưng vì công việc nên tôi ở trong TP. HCM nhiều hơn và về Hà Nội mỗi khi có thời gian rảnh. 

Đạo diễn hình ảnh Nguyễn Phan Linh Đan: Chúng ta quen nhìn Việt Nam qua con mắt đàn ông - Ảnh 7.

Nếu gặp một phiên bản của bạn trong quá khứ, trước khi bắt đầu chọn làm một DP, bạn sẽ nói điều gì với bản thân?

- Tôi có rất nhiều điều muốn nói với bản thân trong quá khứ nhưng riêng về sự lựa chọn làm DP thì tôi sẽ không thay đổi. Tôi nghĩ chính các khó khăn từng gặp đã giúp tôi tự tin để hoàn thành các công việc hiện tại. Tôi biết ơn những sai lầm của mình trong quá khứ, vì đó là những bài học lớn nhất tôi nhận được.

Sở thích của Linh Đan bên ngoài làm phim là gì? Bạn thường làm gì để giải trí?

- Điêu khắc là một đam mê mà tôi luôn dành thời gian mỗi khi rảnh rỗi. Điêu khắc giúp tôi có một "lối thoát" cho tâm hồn, mặc sức sáng tạo để bày tỏ suy nghĩ cá nhân mình. Tôi coi đó như một nơi an toàn để chạy trốn khỏi áp lực thực tại. Điêu khắc là cuốn nhật ký mà tôi giấu cảm xúc của mình vào trong. 

Bộ môn này là một loại hình nghệ thuật tự do trong ý tưởng, nhưng vẫn bị ràng buộc qua cách thể hiện vật chất, nên tôi coi như nó là một ẩn dụ cho vị trí của con người. Qua chúng, tôi cố gắng nhân cách hoá những tiềm thức và cảm xúc thành hình tượng cơ thể và khuôn mặt của người phụ nữ trong một bối cảnh siêu thực.

Cảm ơn Linh Đan với những chia sẻ trên!

0 nhận xét:

Post a Comment

 

Trung Tam Day Nghe Toc | Day Nghe Toc Gia Re | Hoc Cat Toc Ha Noi | Day Cat Toc Gia Re | Hoc Cat Toc | Hoc Cat Toc Co Ban | Hoc Vien Toc | Hoc Vien Toc Ha Noi | Day Cat Toc Nam Ha Noi | Day Cat Toc Nu Ha NoiDay Cat Toc Gia Re | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Tại Hà Nội | Nên Học Cắt Tóc Ở Đâu | Địa Chỉ Dạy Cắt Tóc | Trung Tam Day Nghe Toc Tai Ha Noi | Truong Day Cat Toc Ha Noi | Hoc Cat Toc Nam O Ha NoiHọc Cắt Tóc Ở Hà Nội | Dạy Nghề Uy Tín | Học Nghề Cắt Tóc Ở Đâu | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Uy Tín Hà Nội | Hoc Cat Toc Chi Phi Thap | Day Cat Toc Co Ban Ha Noi